top of page
gold_render_edited.png

Xây dựng tủ đồ bền vững năm 2024

Ảnh của tác giả: Tom GoedhartTom Goedhart

Đầu năm 2024, không gì phù hợp hơn khi chúng ta ngồi lại và nói về chuyện xây dựng tủ đồ cho phong cách cá nhân. Bạn sẽ cho rằng đây là một chủ đề cũ rích, ít nhất vài lần đã có bài viết liên quan. Chẹp, nhưng dòng chảy thời gian khắc nghiệt lắm, nó ảnh hưởng đến tư duy về văn hóa, về thẩm mỹ một cách… dã man luôn các bạn ạ. Thế nên lúc nào chuyện xây dựng phong cách cũng là đề tài muôn thuở.

Hedi cùng Saint Laurent được tôn lên làm thần thánh với những chiếc quần bó sát trong một khoảng thời gian khá dài. Nhưng đùng một cái, fit cùng các hình thái rộng rãi hơn bỗng chốc lên ngôi, mà điển hình là do Raf Simons châm ngòi.

Cỡ 10-20 năm trước, những phương tiện truyền thông sơ khai đưa ra những chỉ dẫn thẳng đuột về xây dựng phong cách: đầu tư vào những món đồ trường tồn, những thiết kế có từ đời cha ông để được cộp mác bền vững.


Rồi sang đến năm 2012, đường dẫn này xảy ra hiện tượng đứt gãy khi những món đồ của bậc cha chú tỏ ra quá cứng ngắc và già cỗi. Người ta chuyển qua tìm kiếm một tinh thần thoải mải, phóng khoáng hơn. Đúng người và đúng thời điểm, Hedi Slimane lúc này được chỉ định làm Giám đốc sáng tạo cho Saint Laurent có câu trả lời bằng outfit mang tính biểu tượng: áo da biker, skinny jeans và chelsea boots. Rồi thành công chóng mặt của một brand đường phố là Supreme đã kích hoạt, ủn mông một loạt tên tuổi lớn tham gia giành giật miếng bánh casual, streetwear. Hedi cùng Saint Laurent được tôn lên làm thần thánh với những chiếc quần bó sát trong một khoảng thời gian khá dài. Nhưng đùng một cái, fit cùng các hình thái rộng rãi hơn bỗng chốc lên ngôi, mà điển hình là do Raf Simons châm ngòi.

Trong thời đại mới này, bền bỉ về chất lượng còn phải song hành cùng yếu tố bền bỉ về cảm xúc nữa. Chúng ta đang nói đến phong cách bền vững, không phải thời trang, nền công nghiệp vận hành dựa trên tâm lý “không muốn trở nên lỗi thời” của khách hàng.

Giờ thì chẳng NTK nào dám vỗ ngực nhận mình “trị vì” tính thẩm mỹ cả, mỗi người lại sở hữu một cộng đồng riêng. Và cho những ai đang bắt đầu chú ý đến chuyện ăn mặc, bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp đấy, bởi thị trường chưa bao giờ rộng lớn đến thế. Cũng không có thứ lý thuyết, luật lệ nào là bất di bất dịch hay món đồ nào là trường tồn nữa cả.


Đừng hoang mang vội, vẫn có những tips thời nào cũng đúng, ví dụ như chọn chất lượng thay vì số lượng. Nhưng trong thời đại mới này, bền bỉ về chất lượng còn phải song hành cùng yếu tố bền bỉ về cảm xúc nữa. Chúng ta đang nói đến phong cách bền vững, không phải thời trang, nền công nghiệp vận hành dựa trên tâm lý “không muốn trở nên lỗi thời” của khách hàng. Xây dựng một tủ đồ để bạn cảm thấy “yêu” từng món trong đó, tận dụng chúng hàng ngày trong nhiều năm cần nhiều hơn thứ gọi là chất lượng. Đó chính là sự bền vững trong cảm xúc. Với tôi, đó là chiếc áo nỉ xám trơn của Asket, con quần raw jeans của A.P.C., đôi Common Projects trắng nay đã ngả màu thời gian. Tất cả đều chẳng còn mới nữa, nhưng đây là những item tôi chắt lọc bằng kinh nghiệm và kiến thức. Cảm xúc của tôi nằm ở đó, ở mỗi lần khoác chúng lên người.


Lời khuyên dành cho bạn để xây dựng một tủ đồ bền vững trong năm 2024?


Tìm kiếm cảm xúc

Lựa chọn những món đồ có chất lượng là điều tất yếu để có một tủ đồ bền vững. Nhưng như đã nói ở trên, khi bạn có cảm xúc gắn vào từng thứ, thì càng tăng khả năng, thời gian gắn bó giữa bạn và chúng.

Một món đồ nào đó tỏ ra linh hoạt, giúp ích thường xuyên và đắc lực cho công việc phối đồ mỗi ngày, chúng sẽ sống thọ hơn những thứ khác rất nhiều lần.

Hãy đầu tư vào những món đồ, những thương hiệu làm ra sản phẩm đồng điệu với tư duy thẩm mỹ, phong cách của bạn. Tóm lại là những thứ có câu chuyện để kể. Phong cách Preppy/Ivy League gắn liền với sơ mi button-down vải Oxford, áo len Shetland, v.v… Nếu bạn ăn mặc theo hơi hướng thể thao thì chắc hẳn sẽ quan tâm nhiều đến áo nỉ. Như tôi có phong cách hơi lai tạp, một chút basic, minimalism, pha thêm cả workwear rồi cả tailoring. Sở thích cá nhân là breton t-shirt, t-shirt trắng, raw denim, sneakers trắng, v.v…

Tôi đúc kết ra rằng, khi một món đồ nào đó tỏ ra linh hoạt, giúp ích thường xuyên và đắc lực cho công việc phối đồ mỗi ngày, chúng sẽ sống thọ hơn những thứ khác rất nhiều lần.


Đầu tư vào những thứ “càng cũ càng đẹp”

Nếu bạn nhắm mắt mua một chiếc áo len kiểu “giá sập sàn” từ một seller giời ơi đất hỡi trên sàn thương mại điện tử, đến hơn 90% chiếc áo đó sẽ xù sợi, bai dão nhanh chóng. Những kiểu đồ giá rẻ, thời trang nhanh thường sẽ không bền. Nhưng nếu đó là một chiếc áo da bê mềm, một đôi giày da full-grain đế khâu, hay đồ raw denim, mỗi một mốc thời gian trôi qua, bạn sẽ chứng kiến sự thay đổi rất đáng trân trọng trên những món đồ này. Dân chơi gọi đây là “patina”, màu thời gian đấy.


Quần áo, trang phục tạo cảm xúc ra sao?

Rất nhiều lời khuyên ngày nay khuyến khích việc shopping có trọng tâm – tìm kiếm chất lượng thay vì trào lưu. Nhưng ở một khía cạnh khác, quần áo còn phải tạo nên niềm vui. Fit ngon, chất liệu xịn nhưng mặc lên chẳng có tí cảm xúc nào thì rõ ràng, món đồ đó không có nhiều giá trị với bạn. Mượn lời của Marie Kondo, chuyên gia về lĩnh vực “thanh trừng” đồ đạc, bạn sẽ không muốn mang về nhà một món đồ không khơi gợi lên niềm vui (spark joy).

Mượn lời của Marie Kondo, chuyên gia về lĩnh vực “thanh trừng” đồ đạc, bạn sẽ không muốn mang về nhà một món đồ không khơi gợi lên niềm vui (spark joy).

Mua sắm chậm lại

Xây một tủ đồ không phải là chuyện có thể xong trong một sớm một chiều, bạn sẽ cần 5-7 năm, trải qua những sai lầm, va vấp mới có thể gật gù tâm đắc với những gì mình đang có. Hãy tập trung vào thứ khiến bạn cảm thấy hào hứng khi mặc, những thứ tạo cảm giác phấn khích, tự tin, đó chính là dữ liệu tốt nhất cho các lần mua sắm về sau.

Xây một tủ đồ không phải là chuyện có thể xong trong một sớm một chiều, bạn sẽ cần 5-7 năm, trải qua những sai lầm, va vấp mới có thể gật gù tâm đắc với những gì mình đang có.


Hãy mua chậm lại để nghiền ngẫm nhé!


Tạo sự gắn bó

Cách dễ dàng nhất để tạo ra sự gắn bó giữa quần áo và người mặc là… mặc chúng, để tạo nên những kỷ niệm khó quên. Một chiếc áo khoác cùng bạn đi du lịch khắp nơi, đôi sneakers phục vụ bạn từ những ngày làm việc đầu tiên, chiếc quần raw jeans, mới đầu thì cứng ngắc khó chịu, về sau lại thành một trong những chiếc quần êm ái, dễ chịu nhất bạn từng sở hữu.

Khi con người chia sẻ tính cá nhân với đồ vật, chúng sẽ gắn bó với người ta lâu dài hơn.

Tự tin với quan điểm cá nhân

Phong cách cá nhân mang đến lợi ích lớn nhất: cho phép bạn đầu tư vào bản thân thay vì một hình mẫu nào đó bạn cố gắng bắt chước. Sự thật là quần áo mới mặc lần đầu bao giờ cũng tạo cảm giác phấn khích, nhưng cùng lúc đó, có nhiều cách để rèn luyện bản thân để có được niềm thích thú mỗi khi khoác trang phục lên người, dù chúng không còn mới nữa.

Nếu bạn cảm thấy đẹp đẽ và tự tin trong một chiếc áo khoác da chẳng hạn, lần tới bạn mặc lại nó sẽ chẳng ai có suy nghĩ “thằng này mặc áo cũ” đâu!

Tôi có thể cam đoan với bạn rằng, nếu bạn cảm thấy đẹp đẽ và tự tin trong một chiếc áo khoác da chẳng hạn, lần tới bạn mặc lại nó sẽ chẳng ai có suy nghĩ “thằng này mặc áo cũ” đâu , những gì đọng lại trong đầu họ sẽ là “áo này đẹp, nó mặc đẹp,..”. Thêm vài lần nữa có khi chiếc áo thành signature của bạn chứ chẳng chơi, nếu chiếc áo thực sự fit với phong cách, lối sống hàng ngày của bạn.


Phong cách nam giới đã có bước chuyển mình to lớn so với thời đầu những năm 2000. Không còn một câu chuyện, bài học cụ thể về cách đàn ông nên ăn mặc như thế nào, nay chúng ta có thể xây dựng tủ quần áo với một tinh thần cởi mở, khám phá những tư duy thẩm mỹ đa dạng để tìm ra thứ thực sự phù hợp với bản thân.

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


bottom of page